Các giải pháp đóng gói giúp tăng lượng giấy, giảm phát thải carbon, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm được coi là "chìa khóa" giúp ngành F&B vượt qua những thách thức về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh đó, Tetra Pak và Lactogal mới đây đã cho ra mắt loại hộp giấy đựng đồ uống tiệt trùng mới có lớp màng bảo vệ làm từ giấy giúp giảm phát thải carbon, tăng hàm lượng tái tạo với tên gọi Tetra Brik Aseptic 200 Slim Leaf.
Đây là một phần của quá trình thử nghiệm công nghệ ở quy mô lớn với khoảng 25 triệu vỏ hộp và được thực hiện ở Bồ Đào Nha. Mẫu bao bì này được làm từ khoảng 80% giấy bìa, giúp tăng hàm lượng tái tạo lên 90%, giảm 1/3 lượng khí thải carbon (33%) và đã được Carbon Trust chứng nhận đạt Trung hòa carbon.
Năm 2015, Tetra Pak là công ty đầu tiên trong ngành giới thiệu mẫu bao bì được làm hoàn toàn từ vật liệu tái tạo có nguồn gốc thực vật (giấy bìa và nhựa làm từ mía).
Việc hợp tác cùng Lactogal cho ra mắt mẫu bao bì Tetra Brik Aseptic 200 Slim Leaf có lớp màng bằng giấy đã cung cấp giải pháp đóng gói có thể phân phối được trong điều kiện môi trường thông thường, đồng thời đạt mốc 90% hàm lượng tái tạo. Nhờ đó giúp Tetra Pak tiến một bước gần hơn tới tham vọng sản xuất vỏ hộp giấy đựng đồ uống hoàn toàn từ các vật liệu tái tạo hoặc tái chế có nguồn gốc, có trách nhiệm, có thể tái chế hoàn toàn và trung hòa carbon…
Ông José Capela, Chủ tịch Lactogal, chia sẻ: "Việc mẫu bao bì mới giảm 33% mức phát thải nhà kính và đạt chứng nhận Trung hòa Carbon của Carbon Trust là một thành tựu quan trọng hướng tới mục tiêu này".
Theo ông Ola Elmqvist, Phó Chủ tịch Điều hành phụ trách các Giải pháp đóng gói (Tetra Pak), Công ty đặt mục tiêu đưa giải pháp này vào sản xuất ở quy mô công nghiệp vào năm 2025.