Nhóm ứng dụng mạng xã hội đang bị nhiều người tìm cách xóa khỏi điện thoại

Nhóm ứng dụng mạng xã hội đang bị nhiều người tìm cách xóa khỏi điện thoại
Các ứng dụng mạng xã hội chiếm hầu hết trong danh sách những phần mềm mà người dùng mong muốn xóa, trong đó Instagram, Facebook xếp hàng đầu.

Công ty bảo mật VPNOverview vừa phối hợp hãng phân tích dữ liệu web Similarweb để tiến hành cuộc khảo sát về nhu cầu dừng sử dụng các ứng dụng di động trên toàn nước Mỹ và lập danh sách 10 phần mềm nổi tiếng mà người dùng muốn gỡ khỏi thiết bị nhất.

delete-social-media.jpg

Kết quả, Instagram xếp thứ nhất với hơn 900.000 lượt tìm kiếm cách gỡ bỏ phần mềm này trên điện thoại. Tỷ lệ cài đặt chương trình lên thiết bị di động trong vòng 6 tháng qua cũng đã giảm tới 25%. Cùng với đó, Facebook - mạng xã hội chung công ty Meta với Instagram - đứng ngay vị trí số 2 với trên 385.000 tra cứu liên quan tới phương pháp xóa khỏi máy. Nửa năm qua, lượng tải về của ứng dụng cũng giảm 22%.

Một sản phẩm khác đến từ Mỹ là Snapchat - ứng dụng nhắn tin có khả năng tự xóa nội dung sau khi đọc - xếp thứ 3 trong danh sách khi có 217.400 truy vấn cách xóa. Các vị trí tiếp theo lần lượt "gọi tên" Twitter (92.490 lượt), Telegram (24.810), Spotify (14.560), TikTok (14.120), LinkedIn (8.540), Tinder (7.980).

Đứng thứ 10 với 6.720 lượt tìm cách xóa là YouTube. Dù có mặt trong danh sách, kết quả này vẫn không đáng kể với nền tảng chia sẻ video hàng đầu thế giới hiện nay khi ứng dụng có hơn 10 tỉ lượt tải về chỉ tính riêng trên hệ điều hành Android.

Christopher Bluvshtein, chuyên gia về quyền riêng tư tại VPNOverview nhận định: "Đang có một nhóm người quay lưng lại với mạng xã hội, có thể vì chính trị, các vấn đề an ninh mạng gia tăng hay kém an toàn. Rõ ràng xu hướng người dùng rời bỏ các ứng dụng này đang tăng lên. Hiện nay xuất hiện một thuật ngữ mới khá thú vị là "doom-scrolling", tức là dành quá nhiều thời gian lên mạng để tiếp cận các tin tức tiêu cực. Trên thế giới hiện có rất nhiều vấn đề và các tin tiêu cực nhiều vô tận có thể khiến người đọc cảm giác suy sụp theo thời gian. Đây có thể là một phần lý do của hiện tượng người dùng rời bỏ mạng xã hội như đã nói".

Có thể bạn quan tâm