Meta - 7 xu hướng mạng xã hội định hình doanh nghiệp năm 2023

Meta - 7 xu hướng mạng xã hội định hình doanh nghiệp năm 2023
Trong thế giới được kết nối, việc nắm bắt các xu hướng xã hội sẽ mang tới nhiều lợi thế cho doanh nghiệp.

Mạng xã hội và nhà sáng tạo nội dung - người có tầm ảnh hưởng hay chính người thân, bạn bè đóng góp một phần không nhỏ tới quá trình người tiêu dùng khám phá mua hàng, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

khoi-le-giam-doc-quoc-gia-thi-truong-viet-nam-meta.jpg
Ông Khôi Lê - Giám đốc quốc gia thị trường Việt Nam của Meta

Theo IDC, chi tiêu vào AR/VR tại khu vực APAC sẽ tăng với mức độ tăng trưởng kép ở mức 42,2% (2021-26) và chạm tới mức 16,6 tỷ USD trước năm 2026. Quảng cáo thực tế ảo tăng cường là yếu tố giúp doanh nghiệp củng cố kết nối với khách hàng và cải thiện trải nghiệm quảng cáo chung cho người dùng trên các nền tảng của Meta.

Nghiên cứu mới nhất của Meta về thái độ và hành vi tiêu dùng dịp cuối năm được thực hiện tại 12 thị trường APAC cho thấy, 79% người mua sắm trên mạng xã hội tại Việt Nam được khảo sát đã sử dụng AR hoặc sẵn sàng sử dụng AR khi mua sắm trực tuyến cuối năm. 80% người mua sắm trên mạng xã hội được khảo sát tin rằng các công cụ thực tế tăng cường có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong dịp Siêu Sales.

5. Các nhà sáng tạo

Một khảo sát cho thấy 51% người mua sắm xuyên biên giới cho rằng nhà sáng tạo nội dung là nguồn thông tin hàng đầu để khám phá và đánh giá sản phẩm. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu hợp tác với những người sáng tạo để cùng xây dựng một câu chuyện thương hiệu. Vào cuối năm vừa qua, Việt Nam là thị trường đầu tiên trong khu vực APAC được Meta lựa chọn để đã khởi động chương trình ‘Creators of Tomorrow" (tạm dịch: Nhà sáng tạo tương lai) - chiến dịch toàn cầu hướng tới tôn vinh các nhà sáng tạo trên khắp thế giới và tại Việt Nam- những người truyền cảm hứng về phong trào sáng tạo nội dung trên các nền tảng của Meta. Đối với các thương hiệu, đây là thời điểm vàng để khám phá hoạt động cộng tác, đồng sáng tạo với các nhà sáng tạo nội dung và thậm chí là cộng tác với các thương hiệu khác để cùng phát triển.

6. Mua sắm trực tuyến

Tuy các cửa hàng vật lý đang đón khách trở lại, thói quen mua hàng trực tuyến được hình thành trong giai đoạn đại dịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho trải nghiệm mua hàng trực tiếp.

Đối với thế hệ Gen X và Baby Boomers, điện thoại di động tiếp tục được sử dụng như một kênh khám phá. Kết quả từ nghiên cứu thường niên SYNC Đông Nam Á của Meta và Bain & Company về kinh tế số và tương lai của thương mại điện tử tại khu vực cho thấy tại Việt Nam, gần 8/10 dân số tiêu biểu hiện là người tiêu dùng kỹ thuật số. Trong giai đoạn Khám phá, 84% người mua sắm Việt Nam xem trực tuyến là kênh truy cập của họ để duyệt và tìm các mặt hàng.

7. Video ngắn

Video tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trên internet và trên các nền tảng của Meta, trong đó có Reels đang phát triển mạnh mẽ về cả sản xuất và tiêu thụ nội dung. Hiện nay, có hơn 140 tỷ Reels được phát trên Facebook và Instagram mỗi ngày. Đặc biệt là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, video đang trở thành cách thức chính mà mọi người sử dụng sản phẩm của Meta và thể hiện bản thân.

Nhận định về xu hướng trên, ông Khôi Lê đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nghiệp: "Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ các mục tiêu: xây dựng thương hiệu hay thúc đẩy trải nghiệm mua sắm. Trong xu hướng này, việc đa dạng hoá định dạng và thời lượng của video khi kể câu chuyện thương hiệu sẽ vừa giúp xây dựng thương hiệu, vừa giúp người dùng khám phá hiệu quả hơn. Ngày nay, doanh nghiệp có nhiều lợi thế như có nhiều cách để kết nối với khách hàng và xây dựng thương hiệu thông qua nhiều trải nghiệm xã hội, trực tuyến, nhập vai và trò chuyện - đó là một không gian thú vị để khám phá. Cuối cùng, lời khuyên quan trọng nhất của tôi tới các doanh nghiệp là đừng ngần ngại bắt đầu, như cách nói của Meta, Hãy bắt đầu ở mọi nơi - chắc chắn những cách thức kinh doanh và kết nối mới này với người tiêu dùng sẽ ngày càng phát triển".

Có thể bạn quan tâm