Khi nhà bán lẻ ứng dụng công nghệ, khách hàng có thể tự phục vụ tốt hơn

Khi nhà bán lẻ ứng dụng công nghệ, khách hàng có thể tự phục vụ tốt hơn
Theo Nghiên cứu thường niên về mua sắm toàn cầu lần thứ 15 của Zebra vừa công bố, khách mua hàng hiện nay đã xây dựng thói quen tự phục vụ khi công nghệ "tự mình làm" (DIY) được ứng dụng ngày càng nhiều trong các cửa hàng, cho phép các nhân viên cửa hàng có thể dành nhiều thời gian hơn để trợ giúp

zebra-technologies.jpg

Phần lớn các nhà bán lẻ tin rằng việc thanh toán qua nhân viên đang trở nên ít cần thiết hơn với công nghệ tự động hóa. Trên toàn thế giới, gần một nửa các nhà bán lẻ đang cải tạo lại cửa hàng, chuyển đổi khu vực thanh toán truyền thống thành quầy tự phục vụ và thanh toán không tiếp xúc. Tình hình cũng tương tự trong khu vực CA-TBD – nơi 79% nhà bán lẻ coi thanh toán qua nhân viên là ít cần thiết, trong khi 53% đã chuyển đổi không gian cửa hàng sang khu vực tự phục vụ và 52% đang cung cấp các tùy chọn không tiếp xúc.

Người tiêu dùng cũng tiếp tục sử dụng điện thoại thông minh trong mua sắm; mức độ sử dụng trong năm nay cho thấy khách hàng quan tâm nhiều hơn tới giá, với hơn một nửa số đối tượng tham gia khảo sát tìm kiếm các đợt giảm giá, hàng đặc biệt hoặc phiếu giảm giá (51% trên toàn cầu, 48% ở CA-TBD), phù hợp với xu hướng cắt giảm chi tiêu để đáp ứng nhu cầu cần thiết của phần lớn khách mua sắm (68% trên toàn cầu, 67% ở CA-TBD).

Nhìn chung, khách mua hàng đã sẵn sàng cho tiến bộ công nghệ, với khoảng tám trong số 10 khách mong đợi nhà bán lẻ sẽ cập nhật công nghệ mới nhất.

Khách mua hàng yêu cầu “Trải nghiệm mọi thứ”

Người tiêu dùng luôn mong đợi một trải nghiệm liền mạch cho dù họ mua sắm bằng phương thức nào. Bảy trong số 10 khách hàng muốn mua sắm cả trong cửa hàng và trực tuyến cũng như mong muốn các nhà bán lẻ trực tuyến có cửa hàng bán trực tiếp. Sự tiện lợi là ưu tiên hàng đầu trong thực hiện đơn hàng: hầu hết khách mua hàng (75% trên toàn cầu, 73% ở khu vực CA-TBD) muốn được giao hàng tận nơi và lựa chọn các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ lấy hàng trong hoặc ngoài cửa hàng (64% trên toàn cầu và cả ở CA-TBD).

Xu hướng đổi trả hàng cũng tương tự: khoảng tám trong 10 khách mua hàng (80% trên toàn cầu, 77% ở CA-TBD) ưu tiên chi tiêu cho các nhà bán lẻ có dịch vụ đổi trả dễ dàng. Gần một nửa các nhà bán lẻ tham gia khảo sát (49% trên toàn cầu và cả ở khu vực CA-TBD) đang chuyển đổi không gian trong cửa hàng của họ thành khu vực lấy hàng, đáp ứng sở thích của người tiêu dùng. Hình thức đặt hàng qua điện thoại di động tiếp tục tăng, với khoảng tám trong 10 khách mua hàng và chín trong 10 khách hàng thế hệ Millennials sử dụng hình thức này, và khoảng bảy trong 10 khách mua hàng muốn có nhiều nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ này hơn.

George Pepes, Trưởng bộ phận Giải pháp ngành dọc, lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe và Bán lẻ, Zebra Technologies Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Khách mua hàng không nhất thiết phải cân nhắc lựa chọn các kênh bán lẻ. Họ coi đó là một trải nghiệm mua sắm liền mạch, dù họ mua bằng cách nào. Với thương mại điện tử đã trở thành hình thức quen thuộc như hiện nay, các kênh bán lẻ đã được kết nối với nhau và các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo trải nghiệm liền mạch trên các nền tảng cửa hàng và trực tuyến của mình. Quan trọng hơn nữa, các nhà bán lẻ cần trang bị cho nhân viên bán hàng công nghệ phù hợp, hỗ trợ họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, trong bối cảnh ngành bán lẻ hướng đến tương lai của thực hiện đơn hàng”.

Mặc dù 79% khách mua hàng trên toàn cầu (76% ở CA-TBD) lo ngại về việc các mặt hàng thiết yếu hàng ngày tăng giá do lạm phát, giá cả không phải là yếu tố khiến họ ngừng mua sắm. Nhân viên bán lẻ cho biết phàn nàn về việc hết hàng là yếu tố hàng đầu gây tác động tiêu cực cho họ (43% trên toàn cầu, 38% ở khu vực CA-TBD).

Trên toàn cầu, 76% khách hàng ra về mà không mua các mặt hàng đã dự định, 49% cho rằng nguyên nhân là hết hàng. Ở khu vực CA-TBD, tỷ lệ khách không mua được đơn đặt hàng dự định của họ thấp hơn (64%), các lý do bao gồm sản phẩm đã hết hàng (44%) hoặc tìm được nguồn hàng tốt hơn tại cửa hàng khác (27%).

Các nhà bán lẻ đã phải thừa nhận các thiếu sót phiền não này; 80% thừa nhận việc duy trì khả năng theo dõi sản phẩm hết hàng theo thời gian thực là một thách thức đáng kể, cần các công cụ quản lý hàng tồn kho với độ chính xác và sẵn sàng cao hơn (79% trên toàn cầu, 84% ở CA-TBD).

Phát huy năng lực của lực lượng lao động

Hiện tại, gần 7 trong số 10 khách mua hàng hài lòng với sự trợ giúp của nhân viên bán lẻ, so với chỉ 37% trong năm 2007. Nói chung, khách mua hàng, nhân viên và các nhà quản lý có trách nhiệm ra quyết định trong ngành bán lẻ đồng ý rằng khách mua hàng có trải nghiệm tốt hơn khi được nhân viên bán hàng sử dụng công nghệ mới nhất để hỗ trợ. Nhưng đó không phải là lợi ích duy nhất, đặc biệt là khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động: hầu hết các nhân viên bán lẻ tham gia khảo sát (78% trên toàn cầu, 74% ở CA-TBD) và các nhà quản lý bán lẻ (84% trên toàn cầu, 82% ở CA-TBD) đồng ý rằng các cửa hàng ứng dụng công nghệ bán lẻ và thiết bị di động cũng thu hút và giữ chân nhiều nhân viên hơn.

Để cải thiện hơn nữa trải nghiệm mua sắm, hơn tám trong số 10 nhà bán lẻ đặt mục tiêu tạo điều kiện để nhiều nhân viên bán lẻ hoặc thời vụ hơn có thể giúp khách hàng chọn và hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến cho mùa lễ năm 2022. Biện pháp này cũng giải quyết một thách thức khác được ba phần tư các nhà bán lẻ tham gia khảo sát chỉ ra: cải thiện hiệu suất thực hiện đơn hàng trực tuyến (78% trên toàn cầu, 73% ở CA-TBD) và chi phí (77% trên toàn cầu, 71% ở CA-TBD).

Sau nhiều năm phân tích khách mua hàng, nhân viên và các doanh nghiệp bán lẻ, Zebra nhận thấy có một nhân tố không đổi, đó là ngành bán lẻ tiếp tục phát triển và đổi mới nhanh chóng. Mặc dù tích hợp công nghệ có thể giúp các nhà bán lẻ bắt kịp với kỳ vọng của khách hàng, thì nhân viên bán lẻ là một yếu tố quan trọng để có được lòng trung thành lâu dài của khách hàng. Nếu có thể, các nhà bán lẻ nên nâng cao năng lực cho các nhân viên bán lẻ có giá trị cao, cung cấp và trang bị cho họ các công nghệ và quy trình phù hợp để đáp ứng phương thức vận hành đa kênh đang phát triển.

Máy kiểm kho, máy tính bảng công nghiệp, đầu đọc RFID cố định, thiết bị quét RFID UHF di động, máy in công nghiệp… là những thiết bị giúp các nhà bán lẻ ứng dụng công nghệ tự động hóa thông minh và tăng cường hỗ trợ cho nhân viên bán lẻ để làm hài lòng người tiêu dùng và giao hàng theo yêu cầu có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm