Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam - Châu Á: Làm gì để “mang chuông đi đánh xứ người” hiệu quả?

“Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam - Châu Á”, diễn ra trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2023” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức cuối tháng 5 vừa qua tại Hà Nội.
lam-gi-de-mang-chuong-di-danh-xu-nguoi-hieu-qua_64c0e8cc70ab3.jpg

Đó là chủ đề được thảo luận sôi nổi tại Hội nghị Quốc tế Xuất khẩu Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam với chủ đề “Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam - Châu Á”, diễn ra trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2023” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức cuối tháng 5 vừa qua tại Hà Nội. Đây là một hoạt động trong chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2023.

“Thiên thời, Địa lợi’ cho lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Khánh - đại diện Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chia sẻ với các đại biểu trong nước và quốc tế về các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Việt Nam, trong đó có các hạng mục và hoạt động hợp tác tiềm năng. Đặc biệt, trong đó có Chiến lược phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là những chiến lược trọng tâm.

Bổ sung thêm vào bức tranh tổng quan của ngành, ông Từ Minh Hiệu - Đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã chia sẻ về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cùng các hoạt động thiết thực, được đầu tư bài bản để thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techfest), các chương trình nghiên cứu, tạo ra mô hình liên kết giữa Cơ quan – Doanh nghiệp – Tổ chức xã hội, các cuộc thi cho sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ... Các hoạt động nêu trên nằm trong chuỗi các chương trình của Cục Phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như mở rộng hợp tác quốc tế.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia cũng như đại diện doanh nghiệp, lĩnh vực Khoa học – Công nghệ Việt Nam đang nhận được sự quan tâm sát sao từ Chính phủ với nhiều chính sách thiết thực, hiệu quả, có thể ví von một cách hình ảnh là đầy đủ các yếu tố “Thiên thời”, “Địa lợi”. Điều quan trọng chính là hoàn thiện mảnh ghép về Con người – nguồn nhân lực.

Xung quanh chủ đề này, đại diện của nhiều công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, cung cấp các giải pháp, dịch vụ Công nghệ thông tin cho thị trường Châu Á và thế giới như GMO-Z.com RUNSYSTEM, Luvina, Bkav, Salemall, FPT Software... đã có phần thảo luận sôi nổi.

Cần tập hợp đội ngũ, tận dụng chéo năng lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp

Theo đó, lãnh đạo các công ty đã chia sẻ về năng lực, trình độ và phẩm chất của nguồn nhân lực CNTT Việt Nam, các case study điển hình khi làm việc với đối tác nước ngoài.

Bên cạnh năng lực công nghệ cùng các phẩm chất khác, nguồn nhân lực của Việt Nam rất dồi dào, chi phí cạnh tranh và khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật) ngày càng được cải thiện. Điều này góp phần củng cố uy tín doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các dự án quốc tế. Nhìn chung, hầu hết các dự án mà các doanh nghiệp Việt Nam tiếp quản từ đối tác nước ngoài đều được đánh giá cao, thậm chí nhiều bên xác định Việt Nam là thị trường chiến lược lâu dài để hợp tác trong các dự án xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT (software ousourcing).

Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số rào cản nhất định khiến các doanh nghiệp Việt “mang chuông đi đánh xứ người” chưa thành công. Phần hỏi đáp trong khuôn khổ Hội nghị đã “nóng” lên với các câu hỏi xung quanh chủ đề này.

Liên quan đến chủ đề hợp tác quốc tế, một câu hỏi được gửi đến các diễn giả là làm sao để các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam đoàn kết bước ra thị trường thế giới. Trả lời câu hỏi này, ông Lê Quang Lương, Chủ tịch CLB hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản VINASA (VJC) - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phần mềm Luvina - cho rằng: Thứ nhất, cần tập hợp các nhóm công ty làm chung một lĩnh vực, thay vì cạnh tranh thì hãy thảo luận để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ có thể cùng cung cấp cho thị trường quốc tế, tận dụng chéo năng lực của mỗi công ty, như vậy mới có thể tạo ra sức mạnh chung; Thứ hai, để làm được điều này, vai trò của những tổ chức Hiệp hội đại diện ngành như VINASA là rất lớn. Hàng năm, VINASA tổ chức nhiều chương trình hội nghị, sự kiện CNTT lớn tại các nước trong khu vực và trên thế giới như Vietnam IT Day, các đoàn xúc tiến thương mại tại Nhật Bản như Sodec, tại Đức như Hannover Messe, tại Anh như London Tech Week, tại Singapore như Asia TechXSG… Những chương trình trên là điều kiện rất tốt để đại diện ngành CNTT Việt Nam được giới thiệu, quảng bá hình ảnh và năng lực, tìm kiếm đối tác tiềm năng trên thế giới. Đặc biệt, để làm được việc này không thể thiếu sự ủng hộ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan.

Khép lại các phiên chính của Hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đã tham gia những hoạt động kết nối hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ hội hợp tác như: Chương trình giao thương, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, giải pháp, thăm và làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo nss.vn Copy link

Có thể bạn quan tâm

Thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong 6 tháng qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đó, qua kênh Internet tăng 76% về số lượng và 1,79% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng là 65% và 77%; qua phương thức QR Code tăng tương ứng là 152% và 301%...