Chia sẻ về "văn hóa dupe" - thị hiếu mới này của người tiêu dùng, bài viết của CNN cho biết: Các phiên bản dupe không bị coi là hàng giả, hàng nhái. Chúng không sao chép hoàn toàn mà chỉ hướng tới việc mang tới trải nghiệm tương tự cho người dùng.
Chung sống cùng "văn hóa dupe" để thu hút khách hàng về đồ chính hãng
Nhà sản xuất đồ thể thao lululemon và các mặt hàng liên quan được bài viết của CNN viện dẫn như một ví dụ điển hình. Chiếc quần hàng thật của lululemon rất mềm và nhẹ. Nhưng chúng cũng là sản phẩm bị sao chép nhiều nhất trên TikTok. Đối phó với vấn đề này, hãng đã làm như thế nào?
Trên nền tảng TikTok, bạn sẽ thấy một cặp song sinh mang quần Align "xịn" và bản dupe Amazon trị giá 27 đô la đặt cạnh nhau (mặt tiền cửa hàng Amazon của họ được liên kết trong phần tiểu sử).
“Đâu là Lulu?” một người khác nói, giơ hai sản phẩm với đường may giống hệt nhau.
"Hãy mang bản dupe đến đây và đổi nó lấy những chiếc quần Align High Rise Pant 25 màu đen", hãng kêu gọi.
bà Nikki Neuburger - Giám đốc thương hiệu của lululemon - cho rằng, chiếc quần của lululemon là minh chứng rõ ràng cho văn hóa dupe. Riêng hashtag #lululemondupe đã thu về 180 triệu lượt xem.
Có thể thấy, thay vì che giấu việc "nhái" hàng, người ta đang tìm cách kiếm tiền từ các bản dupe, chẳng hạn như việc "hô hào" đổi bản dupe lấy hàng chính hãng của lululemon. Giám đốc thương hiệu Nikki Neuburger cho rằng đây là một cách làm thú vị để tham gia vào văn hóa dupe và hướng sự chú ý của khách hàng trở lại bản gốc.
Cùng đó, địa điểm Los Angeles cũng được lựa chọn một cách có chủ đích. Đó là trung tâm dành cho những người sáng tạo và sáng tạo nội dung. Hãng cũng cho biết sẽ tổ chức các sự kiện tương tự ở London, Thượng Hải và Seoul.
Lululemon không muốn người tiêu dùng mặc những bản sao quần thể thao mà họ sản xuất. Toàn bộ quần dupe thu về sẽ được gửi tới một công ty dệt may.
Theo Giáo sư tiếp thị Alexander Chernev, lululemon đã hành động, nhưng không phải thương hiệu nào cũng có thể dùng cách này để đối phó với các sản phẩm dupe vẫn đang phủ sóng rộng rãi hàng ngày thông qua mạng xã hội.
"Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm"
Theo bà Jacqueline Babb, thông qua các influencer (những người có sức ảnh hưởng), bản dupe thậm chí còn đến với người tiêu dùng nhanh hơn bản gốc. Đau đầu hơn là các công ty rất khó để kiện cáo hay xử lý.
Vì sao công chúng phải chi trả (nhiều tiền) cho một sản phẩm chất lượng cao, trong khi chỉ cần mua bản dupe và được giao hàng miễn phí chỉ sau 2 ngày?
CNN
Các bản dupe có thể được tìm kiếm dễ dàng trên mạng. Quần của HeyNuts được ca ngợi là bản dupe của lululemon. Sản phẩm này rao bán trên Amazon và nhận được hàng nghìn bài đánh giá, dù không có nguồn gốc rõ ràng.
Các sản phẩm dupe thậm chí còn trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều TikToker. Tài khoản của cô Hannah Slye, 22 tuổi, có khoảng 98.000 người theo dõi và 3,7 triệu lượt thích.
Trong một đợt giảm giá kéo dài 2 ngày vào tháng 10 năm ngoái, cô kiếm về 4.000-5.000 USD tiền hoa hồng nhờ dẫn link sản phẩm trên các bài đăng.
Chia sẻ về vấn đề này, James Roberts - chuyên gia nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng tại Đại học Baylor - cho biết, việc mua sắm "bốc đồng" đã trở thành một thói quen tiêu dùng, và sẽ càng trầm trọng hơn khi người ta liên tục tiếp cận với hàng hóa rẻ.
"Họ gửi cho bạn các sản phẩm phù hợp với thuật toán, rất nhiều sản phẩm cho những thứ bạn cần với giá thấp hơn, và nó có thể trở thành một vòng luẩn quẩn" Roberts nói.
Tất nhiên, sẽ có một số thương hiệu lâu đời miễn dịch với điều này, theo các chuyên gia. Và Gen Z chiếm tỷ lệ cao trong số những người có xu hướng này.
Dù sao, điều đó cũng không thể cứu vãn được trên diện rộng, và rất nhiều thương hiệu vẫn chỉ trông chờ vào lòng trung thành của khách hàng.