Những áp lực không tên của người làm Sếp

Càng lên cao càng phải "trả giá" nhiều. Đó là góc khuất phía sau uy quyền của người làm lãnh đạo, nơi đầy rẫy những áp lực không tên và các khó khăn chồng chất...

Thực tế cho thấy, có nhiều loại áp lực khác nhau trong và ngoài văn phòng dành cho các nhà quản trị. Và trong môi trường kinh doanh ngày nay, bất kể bạn là nhà quản lý trong lĩnh vực nào, quy mô công ty ra sao..., bạn cũng sẽ cảm nhận được những áp lực đó.

Áp lực từ bài toán quản trị nhân sự

Quản trị nhân sự luôn là bài toán khó, đặc biệt với những nhà quản lý "đi lên từ cơ sở" hoặc mới được thăng chức. Trên hành trình "trở thành sếp" một cách thực sự, họ phải vượt qua sự chống đối ngầm hay coi thường từ những cộng sự vốn là đồng nghiệp cũ.

Không những vậy, họ còn phải tạo ra những thay đổi mới trong việc quản lý các bộ phận, điều phối nhân viên... để tạo nên động lực mới cho tăng trưởng của doanh nghiệp.

Khẳng định năng lực, dùng đúng người đúng việc, minh bạch trong thưởng phạt..., đó là vài "chiêu" nhỏ dành cho các vị sếp như vậy để có thể nhận được sự tín nhiệm từ mọi người và gắn kết tập thể, cùng tiến về phía trước.

manager.jpg
Làm sếp - "Ghế càng to, nỗi lo càng lớn"

Bị KPI, doanh số... "đè"

Trở thành nhà quản lý, nghĩa là áp lực gấp đôi so với nhân viên: bạn vừa phải đảm bảo hiệu suất làm việc của cá nhân, đồng thời vừa phải chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cả bộ phận. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ phải đảm bảo các mục tiêu về doanh số, KPI của riêng mình mà còn là của cả đội.

Thay vì luôn miệng than vãn "Tôi bị KPI và doanh số "đè" cho không ngóc nổi đầu", hãy tăng cường các kỹ năng cá nhân: quản lý thời gian, kiểm soát tổng quát công việc, tích cực rà soát các khâu để cải tiến hiệu suất, dành thời gian cùng đội nhóm thảo luận các phương thức đột phá năng suất, từ đó hoàn thành chỉ tiêu.

Bên cạnh đó, cần chủ động tìm hiểu và trao đổi với các cộng sự để phát hiện sớm những vấn đề đang cản trở công việc, giải quyết các xung đột (nếu có). Xa hơn, hãy liên tục tiến hành đào tạo nội bộ hoặc "đẩy" nhân viên đi học.

Bạn thấy đó, một tổ chức chỉ lớn mạnh khi tất cả các thành viên cùng phát triển và gắn kết.

Áp lực "đường dài, lối ngắn"

Doanh thu từ đâu mà đến? Tăng trưởng nhờ đâu mà lên? Tất nhiên, phần lớn từ kế hoạch kinh doanh và chu trình cung cấp sản phẩm - dịch vụ không ngừng cho khách hàng...

Áp lực của người làm sếp không chỉ trong 8 tiếng mỗi ngày mà còn đeo bám ngay cả khi bạn đã rời công sở. Phải vạch ra chiến lược, đặt mục tiêu cho những giai đoạn ngắn cũng như "tính kế đường dài"... tất cả đều không dễ dàng.

Muốn có chiến lược đúng đắn, muốn có kế hoạch cụ thể và phù hợp, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, tham khảo tư vấn từ các phòng ban nghiệp vụ... và bảo vệ được chiến lược hay kế hoạch đó trước những lãnh đạo cao hơn.

Thế nên mới có câu: "Ghế càng to nỗi lo càng lớn", phải không?

Áp lực do công việc có thể dẫn đến kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài các vấn đề về sức khỏe nó còn khiến các nhà quản lý sa sút tinh thần, giảm tự tin, khó tập trung, giảm hứng thú làm việc... Trong một số trường hợp, stress vì công việc còn khiến bạn dễ mắc sai lầm, nóng vội trong các quyết định, ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, gia đình...

Bởi vậy, để "vững vàng trên ghế", bạn cần quản lý tốt cảm xúc, tư duy tích cực, tìm đến những "quân sư" để tham vấn và giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, hãy đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong điều hành, quản trị công việc, như tích cực số hóa quy trình và tài liệu và tiến tới chuyển đổi số toàn diện... để có thể "rảnh tay" và minh mẫn hơn khi làm sếp!

Có thể bạn quan tâm

Ngày 15/11/2024, Backbase - công ty sáng tạo Nền tảng ngân hàng tương tác (Engagement Banking Platform) thông báo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) quyết định đầu tư chiến lược vào Nền tảng Ngân hàng Tương tác Backbase.